Đánh giá chung về dự án luật và các nghị định liên quan được trình, các đại biểu cho rằng, đây là một dự án luật có chất lượng tốt, bố cục hợp lý, dễ hiểu, giải quyết được nhiều vấn đề đặt ra, nhất là tạo ra sự đổi mới về phương pháp quản lý nhằm hạn chế thất thoát trong hoạt động đầu tư xây dựng...
Về phạm vi điều chỉnh của dự luật, đại biểu Lê Trọng Sang (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, dự luật không nên đưa quy hoạch xây dựng vào phạm vi điều chỉnh của luật mà nên tách ra thành luật riêng. Qua nghiên cứu pháp luật nhiều nước, họ đều hướng đến xây dựng luật quy hoạch xây dựng riêng và qua 10 năm thực hiện luật xây dựng, Việt Nam cũng đồng thời thực hiện luật quy hoạch. Vì vậy, việc xây dựng một bộ luật riêng về quy hoạch xây dựng là cần thiết.
Tuy nhiên, đại biểu Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) cho rằng, việc đưa cả quy định về đầu tư xây dựng và quy hoạch xây dựng là cần thiết, nhưng cần làm rõ đầu tư xây dựng với đầu tư công.
Đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên) đề nghị, Ban soạn thảo có sự giải trình rõ hơn về việc mở rộng điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng như trong dự án luật, đặc biệt là hoạt động đầu tư xây dựng với hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư hiện hành.
Chung mối quan tâm về phạm vi điều chỉnh của dự án luật, đại biểu Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng) cho rằng, quy định về các nguồn đầu tư xây dựng trong dự án Luật Xây dựng đã thu hẹp phạm vi điều chỉnh của luật đầu tư công khi đưa nhiều nguồn đầu tư dự án ra ngoài nguồn đầu tư từ ngân sách.
Liên quan đến các quy định về quản lý Nhà nước, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) đề nghị, cần có sự phân cấp quản lý Nhà nước theo cấp công trình và loại công trình. Đồng thời, phải sửa đổi luật quy hoạch, luật nhà ở, luật kiến trúc sư… để tạo ra sự đồng bộ trong quản lý lĩnh vực này.
“Những năm qua, lĩnh vực đầu tư bất động sản và kinh doanh nhà ở mang lại nhiều hậu quả cho xã hội. Sự đóng băng trong lĩnh vực bất động sản thời gian qua có nguyên nhân chính là do quản lý Nhà nước”, đại biểu Bảo nói.
Nhất trí tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý chuyên ngành về xây dựng nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng, các đại biểu Nguyễn Xuân Trường (Hải Phòng), Nguyễn Văn Bình (Hải Phòng), Lê Quang Hiệp (Thanh Hóa) đề nghị làm rõ quyền và trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về xây dựng Nhà nước trong dự luật cũng như trách nhiệm của đơn vị tư vấn thẩm định dự án, chủ đầu tư... Đồng thời, công tác giám sát phải được thực hiện trong suốt quá trình thi công, nhà thầu phải chủ động đề xuất các giải pháp giám sát
Các đại biểu Lê Trọng Sang (TP Hồ Chí Minh), Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) lưu ý thêm, dự luật cần quan tâm đến các quy định về việc lấy ý kiến trong đồ án quy hoạch xây dựng, có chế định yêu cầu cơ quan lập và tư vấn, xây dựng đồ án quy hoạch gắn với cộng đồng dân cư phải tiếp thu ý kiến của các cá nhân liên quan, cộng đồng dân cư gắn với các chế tài thật cụ thể, đảm bảo tính khách quan, khả thi của đồ án quy hoạch xây dựng, tránh quy hoạch treo.
Theo : Báo Hà Nội Mới online
Đánh giá chung về dự án luật và các nghị định liên quan được trình, các đại biểu cho rằng, đây là một dự án luật có chất lượng tốt, bố cục hợp lý, dễ hiểu, giải quyết được nhiều vấn đề đặt ra, nhất là tạo ra sự đổi mới về phương pháp quản lý nhằm hạn chế thất thoát trong hoạt động đầu tư xây dựng...
Về phạm vi điều chỉnh của dự luật, đại biểu Lê Trọng Sang (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, dự luật không nên đưa quy hoạch xây dựng vào phạm vi điều chỉnh của luật mà nên tách ra thành luật riêng. Qua nghiên cứu pháp luật nhiều nước, họ đều hướng đến xây dựng luật quy hoạch xây dựng riêng và qua 10 năm thực hiện luật xây dựng, Việt Nam cũng đồng thời thực hiện luật quy hoạch. Vì vậy, việc xây dựng một bộ luật riêng về quy hoạch xây dựng là cần thiết.
Tuy nhiên, đại biểu Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) cho rằng, việc đưa cả quy định về đầu tư xây dựng và quy hoạch xây dựng là cần thiết, nhưng cần làm rõ đầu tư xây dựng với đầu tư công.
Đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên) đề nghị, Ban soạn thảo có sự giải trình rõ hơn về việc mở rộng điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng như trong dự án luật, đặc biệt là hoạt động đầu tư xây dựng với hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư hiện hành.
Chung mối quan tâm về phạm vi điều chỉnh của dự án luật, đại biểu Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng) cho rằng, quy định về các nguồn đầu tư xây dựng trong dự án Luật Xây dựng đã thu hẹp phạm vi điều chỉnh của luật đầu tư công khi đưa nhiều nguồn đầu tư dự án ra ngoài nguồn đầu tư từ ngân sách.
Liên quan đến các quy định về quản lý Nhà nước, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) đề nghị, cần có sự phân cấp quản lý Nhà nước theo cấp công trình và lo