Sửa cầu Sài Gòn: những lộ trình thay thế
 

Ngày 22.11, ông Vũ Kiến Thiết, giám đốc Khu quản lý giao thông đô thị số 2 (Khu 2, thuộc sở Giao thông vận tải TP.HCM) cho biết, dự án sửa chữa cầu Sài Gòn dự kiến sẽ kéo dài trong khoảng 20 ngày, từ ngày 21.11 đến 10.12. Do đó, các xe ôtô từ chín chỗ ngồi (trừ xe buýt) và xe tải có tổng tải trọng 1 tấn trở lên sẽ bị cấm lưu thông qua cầu Sài Gòn trong thời gian trên. Tuy nhiên, vì đây là tuyến đường chính nên Khu 2 cho thi công cả ngày lẫn đêm để đẩy nhanh tiến độ. Công nhân đang sửa chữa cầu Sài Gòn. Việc sửa chữa này, theo chủ đầu tư phải mất 20 ngày. Ảnh chụp sáng 22.11.2011. Ảnh: Lê Hồng Thái Ông Thiết cho biết, dự án sửa chữa cầu Sài Gòn do Khu 2 làm chủ đầu tư, tổng vốn thực hiện hơn 60 tỉ đồng. Các hạng mục chính của dự án bao gồm: gia cường bản mặt cầu bêtông phần nhịp thép, hệ thống đỡ nhịp đeo, gia cường các trụ cầu, các mối nối trên mặt cầu nhịp thép. Hiện tất cả các hạng mục trên đã hoàn thành và hiện nay chỉ còn hai hạng mục là thay thế lớp nhựa và các khe co giãn trên mặt cầu. “Công việc này đang tiến hành ở hướng từ quận Thủ Đức vào trung tâm TP.HCM. Chúng tôi đang tiến hành ngăn xe ở làn đường dành cho xe ôtô, xe tải của hướng vào trung tâm thành phố để thực hiện việc thi công. Sau khi hướng này xong, chúng tôi sẽ tiến hành ngăn xe hướng ra khỏi thành phố để thi công phần bên kia cầu. Còn trong phần đường dành cho người đi bộ và xe gắn máy không làm gì, việc lưu thông vẫn bình thường”, ông Thiết cho biết. Sáng 22.11, ở làn đường dành cho xe ôtô hướng từ Thủ Đức vào trung tâm thành phố, đội thi công đang sửa chữa mặt cầu. Dòng ôtô được lưu thông ở một phần đường bên kia tuy có hiện tượng ùn ứ nhưng không nặng như ngày đầu tiên. Trước đó, ngày 21.11, sau khi lệnh cấm xe trên có hiệu lực, kẹt xe đã xảy ra nghiêm trọng ở đây, đặc biệt vào giờ cao điểm buổi sáng và buổi chiều. “Trước đây, cầu Sài Gòn có được hai làn xe cơ giới cho mỗi chiều để lưu thông nhưng vẫn thường xảy ra tình trạng ùn tắc ở giờ cao điểm, bây giờ dồn lại một làn duy nhất (chiều ra và vào) nên không thể tránh khỏi ùn ứ. Việc này chúng tôi đã lường trước nên lẽ ra việc sửa chữa cầu Sài Gòn đã được thực hiện cách đây vài tháng, nhưng phải chờ đường hầm Thủ Thiêm thông xe chúng tôi mới làm”, ông Thiết nói. Theo thông báo của sở Giao thông vận tải, các loại xe bị cấm qua cầu Sài Gòn có thể sử dụng các lộ trình thay thế sau: Lộ trình 1: cầu Sài Gòn → xa lộ Hà Nội → đại lộ Đông Tây → hầm Thủ Thiêm → Võ Văn Kiệt → quốc lộ 1 và ngược lại. Lộ trình 2: cầu Sài Gòn → xa lộ Hà Nội → đại lộ Đông Tây → đường nối cầu Thủ Thiêm → cầu Thủ Thiêm → Nguyễn Hữu Cảnh → cầu Sài Gòn và ngược lại. Lộ trình 3: cầu Sài Gòn → xa lộ Hà Nội → đại lộ Đông Tây → tỉnh lộ 25B → đường vành đai đông → cầu Phú Mỹ → Nguyễn Văn Linh → Huỳnh Tấn Phát → cầu Tân Thuận → Nguyễn Tất Thành → Tôn Đức Thắng → Nguyễn Hữu Cảnh → cầu Sài Gòn và ngược lại. Lộ trình 1: cầu Sài Gòn → xa lộ Hà Nội → đại lộ Đông Tây → hầm Thủ Thiêm → Võ Văn Kiệt → quốc lộ 1 và ngược lại. Lộ trình 2: cầu Sài Gòn → xa lộ Hà Nội → đại lộ Đông Tây → đường nối cầu Thủ Thiêm → cầu Thủ Thiêm → Nguyễn Hữu Cảnh → cầu Sài Gòn và ngược lại. Lộ trình 3: cầu Sài Gòn → xa lộ Hà Nội → đại lộ Đông Tây → tỉnh lộ 25B → đường vành đai đông → cầu Phú Mỹ → Nguyễn Văn Linh → Huỳnh Tấn Phát → cầu Tân Thuận → Nguyễn Tất Thành → Tôn Đức Thắng → Nguyễn Hữu Cảnh → cầu Sài Gòn và ngược lại. SGTT.VN

 

Các tin khác